Chi tiết bài viết - Ban quản lý khu kinh tế Tỉnh

Quảng Trị - Tiềm năng và lợi thế

Post date: 31/03/2022

1. Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt riêng có. Đây là lợi thế cạnh tranh nổi bật của tỉnh Quảng Trị, cụ thể:
 

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình: ở Quảng Bình có sân bay Đồng Hới nằm cách TP Đông Hà 107km về phía Bắc;Sơ đồ vị trí địa lý - tỉnh Quảng Trị

+ Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế: Cách thành phố Huế 70km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 92km và cảng Chân Mây 120km về phía Nam; Cách thành phố Đà Nẵng 150km, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 170km và cảng Tiên Sa Đà Nẵng 170km về phía Nam;
+ Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào: Quảng Trị là điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC)  về phía Việt Nam nối với Lào - Thái Lan – Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến cảng biển Cửa Việt, Mỹ Thủy là cửa ngõ hướng ra biển đông của các nước liên quan trong tiểu vùng sông MêKông mở rộng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam cũng như Quảng Trị nói riêng mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch với các nước trong khu vực.
Hành lang kinh tế Đông Tây không chỉ đem lại cơ hội cho các quốc gia trên tuyến EWEC đẩy mạnh hợp tác khu vực và nâng cao mức sống cho nhân dân mà còn tạo khả năng cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn các vùng nguyên liệu, thì trường dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và buôn bán qua biên giới, đa dạng hoá hoạt động kinh tế và xuất khẩu
+ Phía Đông giáp biển Đông: Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với 2 cảng biển (cảng Cửa Việt, cảng Mỹ Thủy) là điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng giao thương, phát triển kinh tế biển trong và ngoài nước, là những cảng ra biển cho các tỉnh Bắc Trung Bộ của Việt Nam và cho các tỉnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan và  Mianmar...
Để khai thác hiệu quả thế mạnh vươn ra biển: 

 

Phát triển cảng biển nước sâu của vùng Trung bộ

* Cảng Cửa Việt đã được tỉnh đầu tư nâng cấp để đón tàu có trọng tải 5.000  đến 6.500 DWT.
* Cảng biển Mỹ Thủy có khả năng tiếp nhận các tàu có tải trọng đến 100.000 DWT và có thể nâng cao công suất khi có nhu cầu; được xác định là đầu mối trung chuyển hàng hóa, cửa ra thuận tiện trên tuyến EWEC, là khu bến cảng với chức năng chính là chuyên dùng phục vụ KCN trong KKT Đông Nam Quảng Trị, các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và tiếp chuyển hàng hóa quá cảnh cho các nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông như: Lào, Thái Lan, Myanmar và các nước khu vực trong tiến trình hội nhập; tạo động lực thúc đẩy KCN, DN Quảng Trị và củng cố cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Trị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
*  Với vị trí địa lý kinh tế đặc biệt quan trọng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị (Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg ngày 16/9/2015) và đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 11/10/2016).
Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có diện tích 23.792 ha. Với mục tiêu xây dựng thành khu vực phát triển kinh tế năng động, bền vững. Là trung tâm thu hút về đầu tư và Trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng và khu vực;…
2. Tiềm năng, lợi thế:
- Tiềm năng khoáng sản: Đá vôi ở Tân Lâm - Tà Rùng với trữ lượng lớn (3 tỷ tấn); Cát silic ở Nam - Bắc Cửa Việt và huyện Hải Lăng…
- Tiềm năng đất đai:
+ Đất nông nghiệp:                  7.837 ha,
+ Đất lâm nghiệp có rừng:       290.476 ha
+ Đất nuôi trồng thủy sản:      2.627 ha
+ Đất chưa sử dụng:                53.829 ha
- Tiềm năng về thủy sản:
+ Ngư trường rộng: 8.400km2
+ Trữ lượng hải sản: 120.000-150.000 tấn, khai thác 25.000 - 30.000 tấn/năm;
+ Mặt nước có khả năng nuôi trồng đem lại giá trị gia tăng cao: 5.000 ha.
- Tiềm năng du lịch:
+ Có 3 di tích quốc gia đặc biệt: Thành Cổ Quảng Trị, Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, Địa đạo Vịnh Mốc
+ Có 2 Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia: Nghĩa trang Quốc gia Đường 9, Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn
+ Một số danh lam thắng cảnh: Trằm trà Lộc, Động Brai, Bãi biển Cửa Tung, Cửa Việt, Vĩnh Thái…
- Lợi thế về giao thông: Quảng Trị có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như:

 

+ Có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam đi qua
+ Có Đường 9 qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nối với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các nước Lào – Thái Lan – Mianmar.
+ Cảng biển Cửa Việt đáp ứng trọng tải tàu 5.000 DWT, Cảng biển nước sâu Mỹ Thủy trong tương lai có trọng tải tàu 100.000 DWT.
+ Cách sân bay Quốc tế Phú Bài - Huế 92km và sân bay quốc tế Đà Nẵng 170km về phía Nam, cách sân bay Đồng Hới – Quảng Bình 107km về phía Bắc.
+ Quốc lộ 15 A đi từ Cửa khẩu La Lay đến Cảng biển Mỹ Thủy 105km (đang xây dựng).
+ Đường cao tốc nối Cam Lộ với La Sơn, Túy Loan.
+ Quảng Trị nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC): Hành lang Kinh tế Đông - Tây dài 1.450 km, đi qua 4 nước, bắt đầu từ Mianmar, Thái Lan, Lào đến Việt Nam qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Điểm đầu hướng ra biển Đông là Cảng Cửa Việt Quảng Trị.
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
 

Tác giả bài viết: QLĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
hotline
Trưởng ban: 
Ông Phạm Ngọc Minh
0982.595.373
Phó Chánh VP: 
Ông Nguyễn Phước Đại
0903.535.945
Trưởng phòng QLĐTDN: 
Ông Nguyễn Văn Tuấn
0914.064.845
 

 

 

 

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị
ĐC: 91 Lê Duẩn, TP Đông Hà, Quảng Trị 
ĐT: 0233.3859713 - Fax: 0233.3551729 - Email: bqlkkt@quangtri.gov.vn