Chi tiết bài viết - Ban quản lý khu kinh tế Tỉnh

Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN

Post date: 15/11/2022

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy là điều kiện cần thiết, sự tất yếu để tiến hành công tác kiện toàn bộ máy. Bộ máy ổn định tạo ra sự an toàn cho các nhân viên để có thể làm việc thật tốt cũng như để đơn vị có thể phát triển toàn diện và bền vững. Vì vậy, “Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN” được xây dựng.

Ngày 01/4/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 653/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN trực thuộc Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, trong đó cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm được quy định gồm có:

Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và Phó Giám đốc.

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm gồm:

          - Phòng Hành chính – Tổng hợp

          - Phòng Kỹ thuật

- Đội quản lý hạ tầng các khu công nghiệp

  • Đội quản lý hạ tầng các khu kinh tế

Theo Thông báo số 42/TB-SNV ngày 15/1/2020 của Sở Nội vụ, Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN Quảng Trị được giao 20 chỉ tiêu hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

Số người làm việc của Trung tâm thời điểm tháng 6/2022 là 19 người, gồm: 02 Lãnh đạo Trung tâm và 17 người làm việc tại 04 phòng, đội.

Như vậy đối chiếu theo Điểm d Khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP về điều kiện thành lập các phòng tối thiểu phải là 7 người làm việc/phòng thì với số người làm việc phân bổ các phòng đội hiện có của Trung tâm thì tổ chức bộ máy của Trung tâm chưa thực hiện đảm bảo số lượng theo quy định. Mặt khác, các phòng, đội của Trung tâm có chức năng nhiệm vụ đang còn chồng chéo nhau.

Do đó, điều cần thiết phải tổ chức, sắp xếp lại bộ máy Trung tâm để phù hợp với tình hình thực tiễn cũng như đảm bảo các quy định về tổ chức bộ máy theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Mục tiêu là nhằm giảm cơ cấu tổ chức đối với các phòng, đội có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lặp. Tạo sự đồng bộ thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Trung tâm, sự chuyên môn hóa trong công tác tham mưu, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và nguồn lực vật chất khác của Trung tâm; Đảm bảo điều kiện để thành lập phòng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.

Trong quá trình nghiên cứu, rà soát và đối chiếu với các quy định, đã đưa ra 2 phương án để tổ chức, sắp xếp lại bộ máy Trung tâm.

Phương án 1: Sáp nhập Đội quản lý hạ tầng các khu kinh tế và Đội quản lý hạ tầng các khu công nghiệp thành Phòng quản lý hạ tầng, như vậy sau khi sắp xếp tổ chức, cơ cấu bộ máy của Trung tâm như sau:

* Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm.

* Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm gồm:

          - Phòng Hành chính – Tổng hợp

          - Phòng Kỹ thuật

- Phòng quản lý hạ tầng

Với ưu điểm là các phòng nhìn chung không có nhiều sự biến động nên cán bộ thuộc phòng vẫn tiếp tục công việc của mình và không phải mất nhiều thời gian để thích nghi với cơ cấu tổ chức mới Và nhược điểm là nếu áp dụng mô hình này, Phòng kỹ thuật, Phòng quản lý hạ tầng vẫn sẽ có một số chức năng, nhiệm vụ chồng chéo nhau. Cụ thể các nhiệm vụ của Phòng quản lý hạ tầng như: Tổ chức quản lý, bảo vệ và khai thác các công trình hạ tầng dùng chung trong KKT, KCN, Khu DLDV (Giao thông, bến bãi, Hệ thống thoát nước lòng lề đường, vỉa hè, hệ thống cống ngầm, điện chiếu sáng, cây xanh, công trình xữ lý nước thải …); Đề xuất tổ chức khắc phục kịp thời các sự cố hư hỏng để thực hiện duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật đã được bàn giao đưa vào sử dụng;

Các nhiệm vụ trên sẽ không triển khai, thực hiện hiệu quả nếu như không có sự tham gia của Phòng kỹ thuật vì chức năng nhiệm vụ của Phòng kỹ thuật là: tiếp nhận và khai thác nguồn vốn để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng tại KKT, KCN, Khu DLDV theo kế hoạch đã được phê duyệt; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình chất lượng cơ sở hạ tầng tại các KKT, KCN, Khu DLDV để xây dựng kế hoạch và khái toán duy tu, sữa chữa.

Những lý do trên sẽ khiến việc Duy tu, sữa chữa, quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng trở nên tách rời, không liền mạch và xuyên suốt.

Phương án 2: Sáp nhập Phòng kỹ thuật, Đội quản lý hạ tầng các khu kinh tế và Đội quản lý hạ tầng các khu công nghiệp thành Phòng kỹ thuật- Hạ tầng, như vậy sau khi sắp xếp tổ chức, cơ cấu bộ máy của Trung tâm như sau:

* Lãnh đạo Trung tâm: Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm.

* Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Trung tâm gồm:

          - Phòng Hành chính – Tổng hợp

          - Phòng Kỹ thuật- Hạ tầng

Phương pháp này có ưu điểm: Bộ máy tinh gọn. Đảm bảo triển khai kịp thời, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và toàn diện theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017; Giảm thiểu tối đa về cơ cấu tổ chức đối với các phòng, đội có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lặp.nhược điểm: Việc sáp nhập 3 phòng đội thành 1 phòng sẽ tạo ra nhiều sự biến động về phân công, phân nhiệm đối với cán bộ. Việc triển khai sẽ mất một khoảng thời gian để bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả.

Trên cơ sở phân tích, so sánh 2 phương án; dựa vào tình hình thực tế của đơn vị, phương án 2 đã được lựa chọn.

Để áp dụng được phương án 2, cần xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức lại bộ máy, trong đó phân tích rõ thực trạng về bộ máy tổ chức hiện nay, đánh giá ưu điểm, hạn chế cũng như đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức hợp lý.

Trước khi xây dựng được phương án, Trung tâm phải tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến tham gia của các cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị. Sau khi thống nhất sẽ hoàn thiện Đề án và trình Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh xem xét, thẩm định, trình Sở nội vụ, UBND tỉnh quyết định.

Để sắp xếp, tổ chức bộ máy hiệu quả, hiệu lực, cần có một đội ngũ nhân sự có nền tảng về ý thức, trách nhiệm công vụ cao nhằm khai thác tốt năng lực của từng cán bộ viên chức và người lao động của đơn vị.

Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCNlà bước đầu để Trung tâm trình Ban quản lý Khu kinh tế thẩm định, trình Sở nội vụ, UBND tỉnh ban hành Quyết định về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN Quảng Trị trực thuộc Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh. Trên cơ sở đó, Trung tâm xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm và thực hiện các thủ tục phê duyệt, ban hành theo quy định.

“Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN cũng là cơ sở để Trung tâm xây dựng và ban hành Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn; Rà soát, điều chuyển, phân công lại đội ngũ cán bộ viên chức, người lao động Trung tâm phù hợp với tình hình thực tế và cơ cấu tổ chức mới; Triển khai công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ viên chức, người lao động Trung tâm theo đúng quy định.

Ngày 08/6/2022, Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN đã có Đề án số 116/ĐA-TTQLHT về việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN gửi Ban quản lý Khu kinh tế thẩm định, trình Sở nội vụ phê duyệt, trình UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN. Ngày 13/7/2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 1851/QĐ-UBND về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN Quảng Trị.

Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh, Trung tâm ban hành các Quyết định số 148/QĐ-TTQLHT, 149/QĐ-TTQLHT quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng Hành chính- Tổng hợp và Phòng Kỹ thuật- Hạ tầng; Các quyết định về việc bố trí, nhân sự vào làm việc tại các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm; Thực hiện đúng quy trình, thủ tục và ban hành Thông báo số 171/TB-TTQLHT về việc phê duyệt Kết quả quy hoạch chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Trung tâm quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng KKT, KCN Quảng Trị giai đoạn 2020-2025 và giai đoạn 2026-2031;

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 3 Quy định 608-QĐ/TU ngày 18/3/2022 của Tỉnh ủy về công tác quy hoạch cán bộ, Quy trình bổ nhiệm chỉ được thực hiện sau khi phê duyệt quy hoạch ít nhất 3 tháng. Do đó, công tác kiện toàn cơ cấu của đơn vị dự kiến sẽ được hoàn thiện trong thời gian sớm nhất theo quy định./.

                                                                                     Trần Nữ Kiều Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Đường dây nóng
hotline
Trưởng ban: 
Ông Phạm Ngọc Minh
0982.595.373
Phó Chánh VP: 
Ông Nguyễn Phước Đại
0903.535.945
Trưởng phòng QLĐTDN: 
Ông Nguyễn Văn Tuấn
0914.064.845
 

 

 

 

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị
ĐC: 91 Lê Duẩn, TP Đông Hà, Quảng Trị 
ĐT: 0233.3859713 - Fax: 0233.3551729 - Email: bqlkkt@quangtri.gov.vn